(3357)
Báo Cáo Thị Trường Nội Thất Gỗ Việt Nam
Thị trường nội thất Việt Nam mấy năm qua đã có những bước phát triển nhảy vọt. Cả về số lượng lẫn chất lượng kim ngạch xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước tăng nhanh. Sau đây hãy cùng Bạch Mã thống kê chi tiết báo cáo thị trường gỗ mấy năm gần đây.
Các nhà sản xuất Việt Nam đã tìm cách củng cố vị trí của họ trên sân khấu toàn cầu. Bằng cách trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn bao giờ hết. cho các công ty nước ngoài đang tìm kiếm các nhà sản xuất nước ngoài. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 1.500 nhà xuất khẩu đồ nội thất. với khoảng 450 trong số đó là các công ty FDI. chiếm hơn 45% xuất khẩu đồ nội thất.
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam
Thị trường Việt Nam có thể chia thành 2 phân khúc chính: Hàng thông thường và hàng cao cấp. Các sản phẩm được làm từ thợ mộc, các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương. Sản phẩm cao cấp thông thường là hàng nhập khẩu hoặc doanh nghiệp lớn.chế biến gỗ phân bổ ở cả 3 miền, các doanh nghiệp FDI.
Theo báo cáo về thị trường nội thất Việt Nam được thực hiện bởi EVBN. Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và thứ 4 thế giới về xuất khẩu nội thất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tại thị trường châu Âu. tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nội thất đã đạt 7,2 tỷ USD và 1,7 tỷ USD với các mặt hàng trang trí nhà ở. Sự phát triển của ngành sản xuất nội thất tại Việt Nam. được dự đoán sẽ tăng trưởng đều với nhịp độ 9,4% mỗi năm.
Thị trường báo cáo năm 2018-2019
Tính riêng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2018 đã chạm mốc 9,3 tỉ USD. đứng thứ hai châu Á và thứ năm thế giới. Thị trường chế biến gỗ trong nước vô cùng sôi động với sự hiện diện của gần 4.500 doanh nghiệp.mang lại việc làm cho gần nửa triệu lao động. Cũng theo phân tích của EVBN. thị trường đồ nội thất Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung theo hướng xuất khẩu và bỏ ngỏ sân nhà. Phần lớn thị trường nội địa là sân chơi của các mặt hàng nhập khẩu. có nguồn gốc chủ yếu là từ Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan.
Theo thông tin từ Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa). trong năm 2018, tổng giá trị tiêu dùng nội thất của thị trường Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD. Và theo thống kê của Thương vụ Ý tại Việt Nam cũng cho thấy. nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân của Việt Nam hiện là hơn 21 USD/người/năm. Tính ra, quy mô tiêu thụ nội thất trong nước năm 2018 đã lên đến con số khoảng 4 tỉ USD. Năm 2018 Việt Nam chi gần 500 triệu USD để nhập khẩu hàng nội thất. dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Thị Trường Gỗ Nội Địa
Thị Trường Gỗ Nội Địa Với sức mua “khủng” như vậy tại thị trường nội địa nhưng theo các chuyên gia. điều đáng ngạc nhiên là các doanh nghiệp nội thất Việt Nam. dường như đang bỏ quên sân nhà cho các doanh nghiệp ngoại. Phát triển các sản phẩm Thiết Kế Nội Thất.
- Cụ thể, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan.
- kim ngạch xuất khẩu năm 2018 tăng rất ấn tượng.
- đạt con số kỷ lục 8,9 tỷ USD. tăng 15,6% so với năm 2017.
- Các thị trường có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch lớn bao gồm:
- Mỹ (3,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2017).
- Nhật Bản (1,119 tỷ USD. tăng 13,1% so với năm 2017).
- Hàn Quốc (938,7 triệu USD.. tăng 39,2% so với năm 2017).
- Và báo cáo về thị trường sản phẩm gỗ Việt Nam mới đây.
- của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn cũng chỉ ra rằng. tuy đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu sản phẩm từ gỗ nhưng thị trường trong nước. với sức tiêu thụ 90 triệu người dân. ước đạt 1 – 2 tỉ USD. một năm lại chưa được chú ý đúng mức. Số liệu thống kê cho thấy thị trường đồ gỗ nội địa Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3 so với kim ngạch xuất khẩu.
Thị Trường Nội Thất năm 2020 2021
Theo khảo sát của Bạch Mã được công bố tại Hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu gỗ nội thất giai đoạn 2020 – 2022”: phần lớn người dân Việt Nam vẫn đang giữ thói quen tới cửa hàng nội thất để lựa chọn sản phẩm rồi đặt mua. Đây là những sản phẩm có sẵn, và đại trà. Tuy nhiên, kết quả cuộc khảo sát này cũng cho thấy, tỉ lệ lựa chọn qua sự tư vấn của đơn vị thiết kế, kiến trúc sư có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong những năm gần đây.
Xu hướng nội thất online
Khi gu sống và gu ở của người Việt thay đổi, bên cạnh lưu giữ giá trị truyền thống gia đình với những không gian quần tụ thì bản sắc riêng, sự tôn trọng sở thích của từng cá nhân, thể hiện cái tôi cá tính cũng được đề cao. Chính vì thế, xu hướng tự lựa chọn vật liệu, định hình sản phẩm cùng sự tư vấn của thiết kế khi có nhu cầu về nội thất là điều dễ hiểu.
Đối tượng quyết định lựa chọn nội thất cũng có sự thay đỏi đáng kể khi phụ nữ chiếm đến 60 – 70% , đặc biệt với những sản phẩm như tủ bếp, tủ quần áo. Tỉ lệ sẽ còn tăng trong thời gian tới. Vì vậy, bên cạnh công năng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm sẽ cần được đẩy mạnh hơn nữa cũng như khuynh hướng mua hàng nội thất online cũng dần phát triển với sự bùng nổ của thời đại số và các sàn thương mại điện tử.
Hội Thảo Nội Thất VIFA GU 2019 – 2020
Hai năm vừa qua 2019-2020, hội thảo VIFA GU được tổ chức tại SECC Q7 đã nhận được sự tham gia của đông đảo các kiến trúc sư, đơn vị sản xuất – kinh doanh nội thất. Điều này chứng tỏ nhóm thiết kế, doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang có sự đổi mới trong tư duy sản xuất để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng của mình. Chính vì thế, các chủ đề tham luận về chất kết dính trong ngành gỗ, thiết kế bề mặt… cũng nhận được sự quan tâm chú ý của các khách mời tham gia. Với những thay đổi tích cực này, thị trường vật liệu cũng như nội thất Việt Nam chắc chắn sẽ có khởi sắc với những thành tựu ấn tượng.
Nhu cầu thị trường thiết kế nội thất tăng
Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) – khẳng định, dung lượng thị trường vẫn đang tăng lên theo từng năm. Trong năm 2019, dự báo tổng dung lượng giá trị của thị trường đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, chưa tới 1 tỷ USD là sản phẩm nhập khẩu, số còn lại do thị trường nội địa đáp ứng.
Về nguyên nhân thị trường tiêu dùng đồ gỗ nội địa gia tăng, ông Hạnh cho hay, Việt Nam là thị trường rất lớn với dân số lên tới trên 96 triệu người và là quốc gia đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, kiến thiết các công trình nhà ở, khách sạn… rất lớn. Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay không nghĩ tới giá rẻ mà họ yêu cầu sản phẩm phải phù hợp với phong cách, kiến trúc của ngôi nhà. Đây cũng là điều dễ hiểu khi những thương hiệu nội thất có thiết kế độc đáo, cao cấp rất ăn khách.
Ông Hạnh cho rằng, khả năng tiêu thụ đồ nội thất của Việt Nam còn rất lớn và sẽ tiếp tục tăng hơn so với mức dự báo như hiện nay. Đặc biệt là gần đây, Thủ tướng yêu cầu ngành gỗ phải giữ cho được thị trường nội địa nên các doanh nghiệp trong ngành đã ngày một chú trọng hơn, thậm chí những doanh nghiệp vốn chỉ xuất khẩu thì cũng đã có xu hướng tìm hiểu để quay lại nội địa.
Dự báo nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu 2021
Gỗ thông, gỗ lim là những loại gỗ Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất 4 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu các chủng loại gỗ lớn tăng so với cùng kỳ 2020 như gỗ thông, lim, sồi, gõ, bạch đàn, hương, dẻ gai, vân sam…. Trong khi đó, lượng nhập khẩu một số chủng loại giảm như gỗ tần bì, xoan, óc chó, sến, anh đào.
Việt Nam nhập khẩu loại gỗ nào nhiều nhất?
10 loại gỗ Việt Nam nhâp khẩu nhiều nhất. Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương).
- Gỗ thông chiếm 24,8% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm, đạt 545.800 m³, trị giá 120,9 triệu USD, tăng 83,4% về lượng và tăng 91,6% về trị giá so với cùng kỳ 2020.
- Nhập khẩu gỗ lim đạt 132.700 m³, trị giá 54,1 triệu USD, tăng 7,1% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ 2020. Nhập khẩu gỗ sồi đạt 106.000 m³, trị giá 53,7 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 13,9% về trị giá so với cùng kỳ 2020.
- Lượng nhập khẩu một số chủng loại gỗ khác tăng so với cùng kỳ 2020 như gỗ gõ tăng 17,6%; bạch đàn tăng 74,9%; gỗ hương tăng 76,8%; dẻ gai tăng 74,1%; vân sam tăng 52,3%; cao su tăng 80,1%.
- Trái lại, nhập khẩu gỗ tần bì trong 4 tháng đầu năm giảm 0,2% về lượng và tăng 8,7% về trị giá so với cùng kỳ 2020, chiếm 7,1% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu.
- Nhập khẩu gỗ dương đạt 124.200 m³, trị giá 44 triệu USD, giảm 17,1% về lượng và giảm 2,9% về trị giá so với cùng kỳ 2020.
- Ngoài ra, lượng nhập khẩu một số chủng loại khác giảm so với cùng kỳ 2020 như gỗ xoan giảm 22,5%; óc chó giảm 27,8%; sến giảm 17%.
- Giá nhập khẩu bình quân các loại gỗ nguyên liệu tháng 4 đạt 329,4 USD/m³, tăng 7,8% so với tháng 3; so với tháng 4/2020 tăng 8,5%. Tính chung, 4 tháng đầu năm, giá nhập khẩu bình quân mặt hàng này đạt 310,5 USD/m³, tăng 1,7% so với cùng kỳ 2020.
- 4 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường lớn đều tăng so với cùng kỳ 2020 như EU, Trung Quốc, Thái Lan, Brazil, Chile, New Zealand…. Trong khi đó giảm nhập khẩu từ Mỹ, Camerun, Papua New Guinea, Malaysia, Nga.